TÓM TẮT: Thay khớp háng bán phần ban đầu được phát triển để điều trị gãy cổ xương đùi ở người cao tuổi. Sau đó chỉ định đã được mở rộng cho cả các bệnh lí có liên quan tới ổ cối như viêm khớp dạng thấp, viêm xương khớp và hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi. Mục tiêu nghiên cứu:1. Đánh giá kết qủa phẫu thuật thay khớp háng bán phần bằng chỏm lưỡng cực Bipolar tại Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí. 2. Nhận xét chỉ định phẫu thuật thay khớp háng bán phần bằng chỏm lưỡng cực Bipolar tại Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu lâm sàng tiến cứu. Kết quả: 100% bệnh nhân có kết quả gần tốt, không trường hợp nào có biến chứng nhiễm trùng vết mổ, gãy xương đùi, trật khớp háng, liệt thần kinh ngồi. Điểm khớp háng theo Charley sau mổ 16/21 bệnh nhân có kết quả tốt hoặc tuyệt vời. Kết luận: Thay khớp háng bán phần là phẫu thuật đòi hỏ kĩ thuật cao và phẫu thuật viên có kinh nghiệm, chỉ định phẫu thuật chặt chẽ. Bệnh nhân sau mổ thay khớp háng bán phần có thể tập vận động sớm, tránh được các biến chứng, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Từ khóa: thay khớp bán phần, gãy cổ xương đùi
ABSTRACT
Assess the results of bipolar hip arthroplasty for treatment of femoral neck fracture at Viet Nam – Sweden, Uong Bi General Hospital
Bacground: Bipolar hip arthroplasty was devised for fracture neck femur in elderly patients. Subsequently, indications have been expanded to include conditions affecting acetabulum like rheumatoid arthritis, osteoarthritis and avascular necrosis of femoral head. Method: clinically prospective study. Result: There is no complication such as infection, dislocation, femur fracture, sciatica nerve paralysis. Charley hip score postoperative graded as excellent, good, fair and poor. Overall 16 out of 21 patients had good to excellent results after bipolar hip arthroplasty. Conclusions: bipolar hip hemiarthroplasty is a high- tech surgery. It requires experienced surgicals and closely indications. Patients after bipolar hip hemiarthroplasty can rehabilitate soon, avoid complications, improve their quality of lives.
- ĐẶT VẤN ĐỀ
Gãy cổ xương đùi là bệnh phổ biến ở người cao tuổi, theo thống kê ở Thụy sĩ cứ 100.000 người trên 55 tuổi có 55 người gãy cổ xương đùi với tỷ lệ nam/nữ là 1/1,68. Ở Mỹ cứ 100.000 người có 91 người gãy cổ xương đùi với tỷ lệ nam/nữ là 1/2,3. Ở Việt Nam chưa có thống kê về vấn đề này [2][5].
Trước đây có nhiều phương pháp điều trị như bảo tồn, kết hợp xương nẹp vít nhưng để lại nhiều di chứng, biến chứng như loét mục, nhiễm trùng hô hấp, tiết niệu, khớp giả…hoặc tử vong[1][3].
Thay khớp háng bán phần đã được thực hiện từ những năm 1950 và luôn được cải tiến về cấu tạo và chât lượng chỏm xương đùi. Chỏm đơn cực ( Unipolar) điển hình là chỏm Moore năm 1939 đã đạt được nhiều thành công nhưng có nhược điểm là lỏng cán, mòn ổ cối, chịu lực tỳ đè kém. [trích từ 2].
Năm 1969 Christiansen, Giliberty, Bateman 1974 đã sáng tạo ra chỏm lưỡng cực (Bipolar ) khắc phục được những nhược điểm trên[trích từ 2].
Ở Việt Nam thay khớp háng nhân tạo được thực hiện từ năm 1960, những người đi tiên phong là Nguyễn Văn Nhân, Ngô bảo Khang, Đặng Kim Châu, Đoàn Lê Dân. Chỏm lưỡng cực được áp dụng trong khoảng gần 20 năm nay[1].
Tại Bệnh viện VN – TĐ Uông Bí thay khớp háng bán phần bằng chỏm lưỡng cực đã được thực hiện 5 năm nay. Kết quả bước đầu khả quan, góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh nhất là người cao tuổi. Để đánh giá một cách khách quan về ưu nhược điểm của phẫu thuật, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này với hai mục tiêu:
1.Đánh giá kết quả phẫu thuật thay khớp háng bán phần bằng chỏm lưỡng cực tại Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí.
2. Nhận xét chỉ định phẫu thuật thay khớp háng bán phần bằng chỏm lưỡng cực tại Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí.
2. ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
* Đối tượng nghiên cứu:
Những bệnh nhân được chẩn đoán gãy cổ xương đùi và được mổ thay khớp háng bán phần bằng chỏm lưỡng cực tại bệnh viện VN – TĐ Uông bí từ 01/11/2011 đến 30/10/2012.
* Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu lâm sàng tiến cứu.
– Chọn mẫu trong nghiên cứu: chúng tôi lấy toàn bộ bệnh nhân đủ tiêu chuẩn vào nghiên cứu.
– Bệnh nhân được khám trước, sau phẫu thuật và đánh giá kết quả sau 3 tháng, 6 tháng. Thông tin được thu thập và ghi vào mẫu bệnh án nghiên cứu, lưu trữ và xử lí thống kê bằng chương trình SPSS 16.0.
3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Bảng 1. Phân bố nhóm bệnh nhân nghiên cứu theo tuổi
Nhóm tuổi |
< 50 |
50-60 |
61-70 |
71-80 |
>80 |
Tổng số |
n |
1 |
4 |
6 |
4 |
6 |
21 |
% |
4,76 |
19,05 |
28,57 |
19,05 |
28,57 |
100 |
Trong nghiên cứu của chúng tôi, hầu hết bệnh nhân trên 60 tuổi (76,19%), dưới 60 tuổi có 5 bệnh nhân (23,81%).
Chỉ định của thay khớp háng thường cho người trên 60 tuổi, tuy nhiên không có chống chỉ định cho người dưới 60 tuổi. Với trường hợp dưới 50 tuổi trong nhóm nghiên cứu, chỉ định thay khớp háng được đưa sau khi kết hợp xương thất bại [5][6].
Bảng 2. Phân loại gãy theo Garden
Phân loại |
Garden 1 |
Garden 2 |
Garden 3 |
Garden 4 |
Tổng số |
n |
0 |
0 |
6 |
15 |
21 |
% |
0 |
0 |
28,57 |
71,43 |
100 |
Chúng tôi chỉ định thay khớp háng cho các bệnh nhân gãy cổ xương đùi Garden 3 và 4. Đây là loại gãy có tỉ lệ không liền và khớp giả cao nếu điều trị bảo tồn.
Bảng 3. Kết quả X quang sau mổ theo John Craford Adams
X-Quang |
Chỏm chính xác |
Chỏm không chính xác |
Tổng số |
n |
20 |
1 |
21 |
% |
95,24 |
4,76 |
100 |
Phân loại John Craford Adams[trích từ 1]: Vị trí chính xác của chỏm gồm 3 yếu tố: (1) bề mặt cựa chỏm tỳ đúng vào bề mặt cắt của cổ xương đùi, chỏm hướng về phía mấu chuyển lớn, (2) cán chỏm ở tư thế vẹo ngoài, đầu xa cán chỏm tỳ vào thành trong của xương đùi, (3) tâm chỏm ngang mức đỉnh MCL. Trong nghiên cứu của chúng tôi, hình ảnh XQ sau mổ có 1 trường hợp (4,76%) vị trí chỏm không chính xác khi tâm chỏm cao hơn đỉnh mấu chuyển lớn. Về mặt lâm sàng bệnh nhân còn đau ít tuy không có biến chứng trật khớp hay liệt thần kinh ngồi
Bảng 4. Các biến chứng
Biến chứng |
Nhiễm trùng |
Gãy xương đùi |
Trật khớp háng |
Liệt thần kinh ngồi |
Tổng số |
n |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
% |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
Theo y văn, các biến chứng có thể gặp trong thay khớp háng bao gồm: nhiễm trùng sâu (0,5-2%); gãy xương đùi quanh chuôi khớp nhân tạo (0,1-7,8%); trật khớp háng (1-2%) và liệt thần kinh ngồi (1%)[4][5][6]. Trong nhóm nghiên cứu, chúng tôi chưa gặp biến chứng nào kể trên. Điều này có thể do số lượng bệnh nhân còn thấp. Do vậy, đề phòng các biến chứng kể trên luôn được quan tâm và chú ý hàng đầu.
Bảng 5. Chức năng khớp háng sau mổ theo Charley
Chức năng |
Rất tốt |
Tốt |
Trung bình |
kém |
Tổng số |
n |
4 |
12 |
5 |
0 |
21 |
% |
19,05 |
57,14 |
23,81 |
0 |
100 |
Chức năng khớp háng sau mổ theo phân loại Charley dựa vào các yếu tố: đau, biên độ vận động, khả năng đi lại và cần hỗ trợ bằng nạng sau phẫu thuật[trích từ 1]. Trong nghiên cứu của chúng tôi, 16 bệnh nhân (76,19%) có chức năng khớp háng tốt và rất tốt, 5 bệnh nhân (23,81%) có chức năng khớp háng trung bình, không trường hợp nào có chức năng khớp háng kém.
4. KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu 21 bệnh nhân được thay khớp háng bán phần bằng chỏm lưỡng cực tại bệnh viện Việt Nam-Thụy Điển-Uông Bí, chúng tôi rút ra kết luận sau:
1. Kết quả điều trị: kết quả điều trị bước đầu rất khả quan, không có trường hợp nào biến chứng, chức năng khớp háng theo Charley: 19,05% rất tốt; 57,14% tốt; 23,81% trung bình; không có trường hợp nào chức năng khớp háng kém.
2. Chỉ định phẫu thuật: Tương đối chặt chẽ, các trường hợp phẫu thuật thay khớp háng bán phần đều do gãy cổ xương đùi, phân loại Garden 3 hoặc 4, đa số bệnh nhân tuổi trên 60, một số nhỏ bệnh nhân tuổi dưới 60, đặc biệt có 1 bệnh nhân tuổi dưới 50 được chỉ định thay khớp háng bán phần do thất bại sau điều trị kết hợp xương. Ở độ tuổi này có thể chống chỉ định thay khớp háng bán phần với chỏm Moor (chỏm đơn cực), tuy nhiên với cấu tạo của chỏm lưỡng cực hạn chế tối đa mòn ổ cối vẫn có chỉ định cho lứa tuổi này.
Hoàng Văn Dũng; Đỗ Đăng Hoàn; Trương Thị Kiều Oanh (BV Uông Bí)
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Tiến Bình, Nguyễn Ngọc Liêm ( 1999 ), “Nhận xét kết quả 126 trường hợp thay khớp háng toàn phân và bán phần tại BV TW Quân đội 108” Báo cáo khoa học đại hội ngoại khoa toàn quốc lần thứ 10, tr. 135-137.
2. Nguyễn Đức Phúc ( 2000 ), “Gãy cổ xương đùi”, Giáo trình ngoại khoa đại cương phần chấn thương chỉnh hình tập III, tr. 71-78.
3. Trần Lê Đồng ( 1999 ), Đánh giá kết quả thay chỏm xương đùi bằng chỏm kim loại, luận văn thạc sỹ, Học viện Quân y.
4. Coleman S.H, Bansal M, Cornell CN, Sculcotp, Failure of bipolarhemiarthroplasty: a retrospective review of 31 consecutive bipolar prostheses converted to total hip arthroplasty, Am J. Orthp,2001, 30(4), pp. 313-9, Medline.
5. Parker M.J., Rajan D, Arthroplasties (with and without bone cement) for proximal femoral fractures in adults, Cochranne database Syst Rev,2001 (3), pp. CD001706, Medline .
6. Phillips T.W, Thompson Hemiarthroplasty and Acetabular Erosion, The Journal of bone and Joint Surgery, 1989,Vol 71-A, July, pp.913-917.