Summary:
THE RESULT OF PARTIAL HIP REPLACEMENT FOR INTERTROCHANTERIC FRACTURE IN ELDER PATIENTS.
The intertrochanteric fracture is quite common, especially in elder patients. Objective: Evaluate the result of partial hip replacement for intertrochanteric fracture in elder patients. 59 patients with average age is 81.1 years old, female/male ratio is 2/1. The results of surgery is: 82% good, 12% moderate and 6% is bad.. Hemi-hip replacement for transtrochanteric fracture is the good surfical treatment for old osteoporosis patient.
Keywords: intertrochanteric fracture, Partial hip replacement
Tóm tắt:
Gãy liên mấu chuyển cổ xương đùi là loại gãy thường gặp, đặc biệt là người già. Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá kết quả phẫu thuật thay khớp bán phần điều trị gãy LMCXĐ người cao tuổi . Nghiên cứu mô tả cắt ngang 59 bệnh nhân có độ tuổi trung bình là 81.8 tuổi, tỷ lệ nữ/nam là 2/1. Kết quả phẫu thuật tốt đạt 82%, khá đạt 12%, trung bình và xấu 6%. Phẫu thuật thay khớp háng bán điều trị gãy LMCXĐ là một giải pháp tốt cho người già loãng xương.
Từ khóa: Gãy LMCXĐ, thay khớp háng bán phần
I. Đặt vấn đề:
Gãy LMCXĐ khá phổ biến, chiếm 55% các loại gãy đầu trên xương đùi, 95% gặp ở người cao tuổi, phụ nữ gặp nhiều gấp 2-3 lần nam giới.
Gãy LMCXĐ có tần xuất tăng theo tuổi thọ, người già sức khỏe yếu và bị loãng xương nên chỉ ngã đập mông xuống nền cứng với một lực nhẹ có thể gãy xương.
Điều trị gãy LMCXĐ điều trị bằng phương pháp điều trị bảo tồn hoặc điều trị phẫu thuật. Trước kia, phương pháp điều trị bảo tồn được sử dụng nhiều với phương pháp bất động bằng bó bột hoặc xuyên kim kéo liên tục nhưng thời gian điều trị lâu, bệnh nhân gặp nhiều biến chứng và tỷ lệ tử vong cao do các bệnh toàn thân. Ngày nay với tiến bộ cuả trang thiết bị, kỹ thuật ngoại khoa và hồi sức nên chỉ định điều trị phẫu thuật ngày càng mở rộng, làm giảm thời gian điều trị, tử vong và nâng cao chất lượng sốngngười bệnh .
Điều trị phẫu thuật có thể bằng kết hợp xương (KHX) hoặc thay khớp háng. Phẫu thuật KHX sử dụng nhiều với nhiều phương pháp khác nhau như: Găm kim, bắt vít, đóng đinh ender, đinh gama… nhằm bất động xương vững, phục hồi tốt về giải phẫu giúp xương liền tốt, tập phục hồi chức năng sớm tránh được các biến chứng toàn thân và sớm trở lại cuộc sống lao động và sinh hoạt. Tuy nhiên ở người già do loãng xương nên KHX thường bất động không vững, thường phải bất động thêm nên không PHCN sớm, hậu quả bệnh nhân phải nằm lâu, gặp nhiều biến chứng toàn thân kể cả tử vong, đây là mặt tồn tồn tại của phương pháp này.
Để khắc phục nhược điểm của các phương pháp trên đối với người cao tuổi phẫu thuật thay khớp háng bán phần (Bipolar) được lựa chọn. Nghiên cứu này nhằm mục tiêu: “Đánh giá kết quả phẫu thuật thay khớp háng bán phần trong điều trị gãy LMCXĐ người cao tuổi”
II. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:
• Nghiên cứu mô tả cắt ngang 59 bệnh nhân cao tuổi gãy LMCXĐ tại Bệnh viện Việt Đức từ tháng 3/2011 tới tháng 12/2012
• Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân:
+ Bệnh nhân cao tuổi ≥ 70, gãy LMCXĐ
+ Tiền sử đi lại bình thường, không có bệnh toàn thân nặng kèm theo
+ Đầy đủ hồ sơ bệnh án
• Quy trình kỹ thuật
+ Đánh giá trước mổ: Đánh giá toàn trạng hô hấp, tuần hoàn, các bệnh phối hợp, XQ kiểm tra mức độ gãy, loãng xương. Chuẩn bị mổ và điều trị các bệnh phối hợp.
+ Quy trình mổ: Gây tê hoặc gây mê, kê tư tế, đánh rửa vùng mổ, rạch da và bộc lộ vùng gãy, cắt cổ lấy chỏm xương đùi, thay khớp háng bán phần có cement hoặc không cement, đặt lại khớp và đóng vết mổ. Bất động chi gãy.
+ Hậu phẫu: Điều trị kháng sinh, nội khoa, thay băng vết mổ và tập phục hồi chức năng theo phác đồ từ ngày thứ 2 sau mổ.
Đánh giá kết quả điều trị
Đánh giá chức năng khớp háng theo chỉ số của Merle d’Aubigné – Postel [1] : Mức độ đau, biên độ vận động khớp và khả năng đi bộ ( tính theo độ vững) với các mức độ:
17-18 điểm Rất tốt
15-16 điểm Tốt
13-14 điểm Khá
10-12 điểm Trung bình
9 điểm Xấu
Đánh giá XQ khớp háng: Sai khớp, lỏng chuôi, mòn ổ cối, gãy cement
• Sử lý số liệu bằng phần mềm thống kê y học: phần mềm SPSS 16.0
• Đạo đức nghiên cứu: Nghiên cứu được hội đồng bệnh viện phê duyệt, các bệnh nhân đồng thuận tham.
III. Kết quả nghiên cứu:
Trong nghiên cứu, có 41 BN nữ (69.5%) và 18 nam (30.5%), tỷ lệ nữ/nam là 2.3. Độ tuổi trung bình là 81.8 tuổi, thấp nhất là 70 tuổi, cao nhất là 94 tuổi, độ tuổi gặp nhiều nhất là 70-89 chiếm 88.1%. BN chủ yếu gãy do TNSH chiếm 94.4%. Tất cả BN liền vết mổ tốt.
Biến chứng |
n |
% |
Không |
55 |
94,2 |
Trật khớp |
2 |
3,4 |
Viêm phổi |
1 |
1,7 |
Tim mạch |
1 |
1,7 |
Tổng số |
59 |
100 |
Bảng 1: Biến chứng sớm sau mổ
Nhận xét: Có 4 BN biến chứng ớm chiếm 6.8%
Kết quả |
Rất tốt |
Tốt |
Khá |
Trung bình |
Xấu |
Tổng |
Số lượng |
26 |
15 |
6 |
2 |
1 |
50 |
Tỷ lệ % |
52,0 |
30,0 |
12,0 |
4,0 |
2,0 |
100,0 |
Bảng 2. Đánh giá kết quả chung (n=50)
Nhận xét: Kết quả chức năng khớp háng đạt tốt và rất tốt là 82%, khá là 12%.
IV. Bàn luận:
Trong nghiên cứu của chúng tôi độ tuổi trung bình là 81.8 tuổi, thấp nhất là 70 tuổi, cao nhất là 94 tuổi, đây là nhóm bệnh nhân lớn tuổi đều bị loãng xương nhiều nên chỉ cần ngã đập mông nhẹ xuống nền cứng là bị gãy xương. Tỷ lệ nữ/ nam ≈ 2/1. Tỷ lệ này phù hợp với các tác giả khác [2,3,4]
Thời gian bệnh nhân nằm viện trung bình 10.5 ngày, trong đó có 89.8% nằm viện dưới 15 ngày, bệnh nhân nằm viện lâu hơn nhóm bệnh khác là do tình trạng sức khỏe yếu, mắc nhiều bệnh toàn thân như các bệnh tim mạch, hô hấp…nên phải điều trị nội khoa trước, trong và sau mổ. Đặc biệt có bệnh nhân trên 20 ngày do phải điều trị toàn thân trước mổ và sau mổ: điều trị cao huyết áp, suy hô hấp…Thời gian nằm viện của BN như các tác giả [3,4]
Trong nghiên cứu 100% BN không sảy ra biến chứng trong mổ và liền vết mổ tốt; Kết quả này cho thấy sự phát triển ngành hồi sức và kháng sinh nên bệnh nhân được điều trị tốt trước mổ và trong mổ nên hạn chế được tai biến; Bệnh nhân xu hướng ngày càng được phẫu thuật nhiều hơn. Có 2 trường hợp (3.4%) trật lại khớp háng phải mổ lại. Cả hai trường hợp là gãy LMC loại A.2.2, loại A.2.3 theo phân loại AO, đây là loại gãy thấp và gãy MCB nên việc đặt chuôi khó khăn do mốc giải phẫu không còn, nên loại gãy này cần cân nhắc thay khớp hay KHX. Có 2 BN biến chứng tim mạch và viêm phổi trên nền mắc bệnh ĐTĐ và các bệnh lý hô hấp và tim mạch tuổi già.
Trong 59 BN có 9 BN tử vong, 9 BN chết do các bệnh lý toàn thân như trụy tim mạch, TBMMN, viêm phổi và các bệnh lý do nằm lâu, điều này cho thấy việc người cao tuổi cần phải được điều trị , hồi sức và PHCN tốt sau mổ để tránh các biến chứng do bệnh toàn thân lão hóa tuổi già mang lại.
Trong 50 BN không có biến chứng xa có 82% BN đạt kết quả tốt và rất tốt, 12% đạt khá, 6 % BN đạt kết quả trung bình và xấu. Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của các tác giả [2,3,4,5,6] cho thấy sự phù hợp của phương pháp vói đối tượng người già bị loãng xương nặng gãy LMCXĐ. Từ đó đưa ra chỉ định thay khớp háng bán phần căn cứ vào các yều tố: người cao tuổi, loãng xương, mắc các bệnh toàn thân, cơ sở chuyên khoa, điều kiện hồi sức trươc trong và sau mổ…
Kết luận:
Nghiên cứu trên 59 BN gãy LMCXĐ người cao tuổi thu được kết quả:
– 6.4 % BN gặp biến chứng sau mổ: 3.4% trật khớp, 3.4% biến chứng viêm phổi và tim mạch
– 9/59 BN tử vong trong 15 tháng đầu do các bệnh lý toàn thân: suy hô hấp, trụy tim mạch, TBMMN…
– Kết quả thay khớp: 82% tốt, 12% khá
Phẫu thuật thay khớp háng bán điều trị gãy LMCXĐ là một giải pháp tốt cho người già loãng xương.
Nguyễn Mạnh Tiến, Trần Trung Dũng (BV Việt Đức)
Tài liệu tham khảo:
1. Merle d’Aubigné R. (1970), “Cotation chiffrée de la fonction de la hanche”. Rev Chir Ortho Reparatrice Appar Mot, 56 (5), pp 481-86.
2. Nguyễn Mạnh Khánh, Đoàn Việt Quân, Nguyễn Xuân Thùy “Thay khớp háng bán phần ở bệnh nhân gãy liên mấu chuyển không vững” Tạp chí chấn thương chỉnh hình việt nam số 1 – 2012, tr 39-44.
3. Phí Mạnh Công (2009). “ Đánh giá kết quả điều trị gãy liên mấu chuyển xương đùi ở người trên 70 tuổi bằng kết hợp xương nẹp vít động tại bệnh viện Xanh pôn và bệnh viện 198”. Luận văn thạc sĩ y học, tr 40-41.
4. Hoàng Thế Hùng (2013). “Đánh giá kết quả điều trị gãy liên mấu chuyển xương đùi ở người cao tuổi bằng thay khớp háng bán phần bipolar”. Luận văn thạc sỹ y học, học viện quân y, tr 50-51.
5. Sancheti K. H., Sancheti P. K., Shyam A. K., Patil S., Dhariwal Q., Joshi R., (2010), “Primary hemiarthroplasty for unstable osteoporotic intertrochanteric fracture in the elderly, a retrospective case series”, Indian journal orthropaedic, 44, 428-434.
6. Hong-Man Cho, MD, Seung-Ryul Lee, MD… “Standard Type Cemented Hemiarthroplasty with Double Loop and Tension Band Wiring for Unstable Intertrochanteric Fractures in the Elderly” J Korean Hip Soc 22(2): 159-165, 2010