Đặt lịch khám tại Bệnh viện Việt Đức qua Hotline: 0978717789.   Tư vấn: toanddd@gmail.com
  • tai-thu-vien

    Cập nhật kiến thức Cập nhật thông tin - Tư vấn giải đáp - Trao đổi kinh nghiệm

  • Cập nhật kiến thức 2-1

    Cập nhật kiến thức Cập nhật thông tin - Tư vấn giải đáp - Trao đổi kinh nghiệm

  • Cập nhật kiến thức 3-1

    Cập nhật kiến thức Cập nhật thông tin - Tư vấn giải đáp - Trao đổi kinh nghiệm

  • phau-thuat-chinh-hinh

    Phẫu thuật chỉnh hình Cập nhật thông tin - Tư vấn giải đáp - Trao đổi kinh nghiệm

  • phau-thuat-khop-goi

    Phẫu thuật nội soi khớp gối Cập nhật thông tin - Tư vấn giải đáp - Trao đổi kinh nghiệm

  • Nội soi khớp gối 3

    Phẫu thuật nội soi khớp gối Cập nhật thông tin - Tư vấn giải đáp - Trao đổi kinh nghiệm

  • thay-khop-goi1

    Phẫu thuật thay khớp gối Cập nhật thông tin - Tư vấn giải đáp - Trao đổi kinh nghiệm

  • thay-khop-goi2

    Phẫu thuật thay khớp gối Cập nhật thông tin - Tư vấn giải đáp - Trao đổi kinh nghiệm

  • thay-khop-hang

    Phẫu thuật thay khớp háng Cập nhật thông tin - Tư vấn giải đáp - Trao đổi kinh nghiệm

  • quan-he-quoc-te1

    Quan hệ quốc tế Cập nhật thông tin - Tư vấn giải đáp - Trao đổi kinh nghiệm

  • quan-he-quoc-te2

    Quan hệ quốc tế Cập nhật thông tin - Tư vấn giải đáp - Trao đổi kinh nghiệm

  • Quan hệ quốc tế 1-1

    Quan hệ quốc tế Cập nhật thông tin - Tư vấn giải đáp - Trao đổi kinh nghiệm

  • Quan hệ quốc tế 2-1

    Quan hệ quốc tế Cập nhật thông tin - Tư vấn giải đáp - Trao đổi kinh nghiệm

  • chat-luong-cuoc-song

    Người có sức khỏe, có hy vọng, và người có hy vọng, có tất cả mọi thứ.
    He who has health, has hope, and he who has hope, has everything.

Trật khớp háng bẩm sinh

1. Khái niệm.
Trật khớp háng bẩm sinh là tình trạng chỏm xương đùi của một hoặc cả hai bên khớp háng bị trật ra khỏi vị trí bình thường của khớp háng.

Tỉ lệ mắc dị tật này là 1/800 – 1000 trẻ sơ sinh. Xảy ra ở nữ nhiều hơn ở nam. Những trường hợp có nguy cơ cao là sinh ngược và sinh con so. Cho đến nay chưa có cách nào để phòng ngừa dị tật trật khớp háng bẩm sinh.

2. Nguyên nhân:

Hiện nay nguyên nhân cụ thể vẫn còn được nghiên cứu. Một số giả thuyết như sau:

Đột biến nhiễm sắc thể: trẻ bị cứng đa khớp bẩm sinh (bàn chân khoèo, cứng khớp gối, cứng khớp khuỷu, cứng khớp vai, trật khớp háng… ).

Nhiễm trùng của mẹ khi mang thai. Tư thế thai nhi bất thường. Không rõ nguyên nhân.

3. Phát hiện sớm
Lâm sàng:
Trật khớp háng có thể phát hiện ngay sau sinh hoặc một vài tuần đầu sau sinh. Có 8 dấu hiệu phát hiện sớm ngay sau sinh

– Chênh lệch chiều dài hai chân: chân bên bị trật khớp háng ngắn hơn bên đối diện , nhưng sẽ khó phát hiện khi trật khớp háng cả hai bên.

– Nếp lằn mông, đùi ở chân bên trật ít hơn và cao hơn bên lành.

Trật khớp háng bẩm sinh

Hình 1. Trật khớp háng bên trái

– Bàn chân đổ ngoài khi trẻ nằm duỗi chân.

– Dấu hiệu Galeazzi : tư thế gấp gối, khớp gối bên trật thấp hơn.

Trật khớp háng bẩm sinh

Hình 2. Dấu hiệu Galeazzi (trật khớp háng bên phải)

– Hạn chế gấp và dạng khớp háng bên trật

– Dáng đi khập khiễng nếu trật khớp háng hai bên

– Nghiệm pháp Barlow: Khi gấp và khép háng, chỏm xương đùi trượt ra ngoài ổ khớp tạo nên tiếng kêu “lục cục” (ở trẻ dưới 6 tháng tuổi)

Trật khớp háng bẩm sinh

Hình 3. Nghiệm pháp Barlow

– Nghiệm pháp Ortolani: khi dạng và duỗi khớp háng, chỏm xương đùi trượt ra khỏi ổ khớp tạo nên tiếng kêu “lục cục” (ở trẻ dưới 6 tháng tuổi), ngược lại với test Barlow.

Trật khớp háng bẩm sinh

Hình 4. Nghiệm pháp Ortolani

Xét nghiệm
 Chụp khớp háng thẳng, nghiêng
 Siêu âm khớp háng giúp chẩn đoán trật khớp háng.

Trật khớp háng bẩm sinh

Hình 5. Xquang của trật khớp háng trái.

4. Biến chứng
Nếu trẻ bị trật khớp háng bẩm sinh mà không được điều trị thì sẽ bị một số biến chứng gồm:
 Thoái hóa khớp háng bên trật khớp gây đau, làm dáng đi trở nên bất thường.
 Hai chân có chiều dài không cân xứng, trẻ trở nên chậm chạp ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày.
 Đối với trẻ gái, trật khớp háng sẽ gây biến dạng khung chậu làm ảnh hưởng đến vấn đề sinh đẻ sau này.
 Gây gù, vẹo cột sống do tình trạng bất cân xứng của chi dưới.

5. Điều trị trật khớp háng bẩm sinh
Nguyên tắc:
– Can thiệp sớm ngay sau khi sinh. Can thiệp toàn diện: bó bột, bài tập vận động, nẹp chỉnh hình.
– Phẫu thuật chỉnh hình sớm khi điều trị bảo tồn thất bại.
Giữ trẻ ở tư thế: khớp háng dạng rộng và gối gấp
Nếu dị tật này được phát hiện ngay sau khi sinh, việc điều trị chỉ đơn giản là duy trì tư thế khớp háng dạng và đầu gối gấp, trong khoảng 2 tháng.
Bằng các phương pháp:
 Đóng bỉm vệ sinh, dùng tã gấp dày như hình bên.
 Cõng hoặc địu trẻ.
 Đặt trẻ nằm sấp khi ngủ.
Đối với trẻ bị tật này từ 1 đến 6 tháng tuổi, việc điều trị cũng được thực hiện theo cách trên và thông thường sau từ 3 đến 4 tuần, khớp háng sẽ trở lại vị trí bình thường. Kỹ thuật này cho phép thành công từ 90 dến 95% trường hợp.

Nẹp chỉnh hình.
Nẹp khớp háng làm bằng xốp mềm điều trị trật khớp háng một hoặc hai bên.
Thời gian đeo nẹp: Ngay sau sinh đến khi trẻ 12 tháng tuổi. Liên tục đeo cả ngày và đêm trong 6 tháng đầu. Đeo nẹp vào đêm trong 6 tháng tiếp theo.

Bó bột chỉnh hình.
− Chỉ định: trẻ trật khớp háng bẩm sinh dưới 6 tháng tuổi.
− Thời gian bó bột: 2 tuần / đợt, khoảng 10 – 15 đợt.
− Theo dõi sau bó bột tại nhà: Nếu các ngón chân sưng, tím, đau, cần tháo bột ngay tránh hoại tử. Sau tháo bột cần tắm rửa sạch sẽ, bôi cồn I-ốt vào chỗ xước loét.

Trật khớp háng bẩm sinh

Hình 6. Bó bột chỉnh hình

Phẫu thuật chỉnh hình.
Phẫu thuật chỉnh hình nếu từ khi sinh đến 18 tháng, trẻ bị trật khớp bẩm sinh không được can thiệp gì.

Phẫu thuật chỉnh hình sớm nếu điều trị bảo tồn không có kết quả, giúp trẻ cải thiện dáng đi sau này.

Trật khớp háng bẩm sinh ở trẻ lớn, điều trị phẫu thuật rất nhiều khó khăn với nhiều kỹ thuật khác nhau: tạo hình ổ cối, sửa trục cổ-chỏm xương đùi…..Tuy nhiên, kết quả còn rất hạn chế.

BSCK2 Phùng Ngọc Hòa

Tin liên quan

  1. Ung thư xương nguyên phát, những điều cần biết

    Ung thư xương nguyên phát hay gặp ở lứa tuổi từ 1-12 tuổi, chiếm 0,2 % trong tất...
  2. Diễn biến mảnh ghép sau mổ tái tạo dây chằng chéo khớp gối và chế độ vận động phù hợp

    Quá trình phục hồi dây chằng chéo khớp gối sau mổ tái tạo phụ thuộc vào nhiều...
  3. CHẤN THƯƠNG VÙNG KHUỶU, CỔ BÀN TAY Ở NHỮNG NGƯỜI CHƠI GOLF, NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH PHÒNG TRÁNH

    Golf được coi là một môn thể thao tốt cho sức khoẻ, tuy nhiên cũng như các môn thể...
  4. VIÊM CƠ, ÁP XE CƠ DO VI KHUẨN

    1. ĐỊNH NGHĨA Viêm cơ nhiễm khuẩn (infectiuos myositis) tổn thương viêm hoặc áp xe...
  5. CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ VIÊM KHỚP NHIỄM KHUẨN

    1. ĐẠI CƯƠNG Viêm khớp nhiễm khuẩn (septic arthritis) hay viêm khớp sinh mủ (pyogenic...
  6. VIÊM MÀNG HOẠT DỊCH KHỚP HÁNG THOÁNG QUA Ở TRẺ EM

    Nếu trẻ có các biểu hiện bất thường như đau khớp háng một bên, dáng đi tập...
  7. BỆNH ĐÔNG CỨNG KHỚP VAI

    Đau khớp vai, sau đó khớp vai cứng dần, không thể đưa tay lên miệng, chải đầu,...
  8. VIÊM CÂN GAN CHÂN VÀ GAI XƯƠNG GÓT

    Viêm cân gan chân là nguyên nhân thường gặp nhất gây đau vùng gót chân. Tại Mỹ,...
  9. ĐIỀU TRỊ BẢO TỒN GÃY XƯƠNG GÓT

    I. ĐẠI CƯƠNG Gãy xương gót gặp khoảng 2% trong số các loại gãy xương nói chung...