Đặt lịch khám tại Bệnh viện Việt Đức qua Hotline: 0978717789.   Tư vấn: toanddd@gmail.com
  • tai-thu-vien

    Cập nhật kiến thức Cập nhật thông tin - Tư vấn giải đáp - Trao đổi kinh nghiệm

  • Cập nhật kiến thức 2-1

    Cập nhật kiến thức Cập nhật thông tin - Tư vấn giải đáp - Trao đổi kinh nghiệm

  • Cập nhật kiến thức 3-1

    Cập nhật kiến thức Cập nhật thông tin - Tư vấn giải đáp - Trao đổi kinh nghiệm

  • phau-thuat-chinh-hinh

    Phẫu thuật chỉnh hình Cập nhật thông tin - Tư vấn giải đáp - Trao đổi kinh nghiệm

  • phau-thuat-khop-goi

    Phẫu thuật nội soi khớp gối Cập nhật thông tin - Tư vấn giải đáp - Trao đổi kinh nghiệm

  • Nội soi khớp gối 3

    Phẫu thuật nội soi khớp gối Cập nhật thông tin - Tư vấn giải đáp - Trao đổi kinh nghiệm

  • thay-khop-goi1

    Phẫu thuật thay khớp gối Cập nhật thông tin - Tư vấn giải đáp - Trao đổi kinh nghiệm

  • thay-khop-goi2

    Phẫu thuật thay khớp gối Cập nhật thông tin - Tư vấn giải đáp - Trao đổi kinh nghiệm

  • thay-khop-hang

    Phẫu thuật thay khớp háng Cập nhật thông tin - Tư vấn giải đáp - Trao đổi kinh nghiệm

  • quan-he-quoc-te1

    Quan hệ quốc tế Cập nhật thông tin - Tư vấn giải đáp - Trao đổi kinh nghiệm

  • quan-he-quoc-te2

    Quan hệ quốc tế Cập nhật thông tin - Tư vấn giải đáp - Trao đổi kinh nghiệm

  • Quan hệ quốc tế 1-1

    Quan hệ quốc tế Cập nhật thông tin - Tư vấn giải đáp - Trao đổi kinh nghiệm

  • Quan hệ quốc tế 2-1

    Quan hệ quốc tế Cập nhật thông tin - Tư vấn giải đáp - Trao đổi kinh nghiệm

  • chat-luong-cuoc-song

    Người có sức khỏe, có hy vọng, và người có hy vọng, có tất cả mọi thứ.
    He who has health, has hope, and he who has hope, has everything.

Cách xử lý ban đầu khi bị chấn thương phần mềm (4 bước nên làm, 4 điều nên tránh)

Chấn thương phần mềm có thể gây ra những tổn thương các thành phần sau đây:

  • Tổn thương cơ
  • Tổn thương dây chằng (phần tạo kết nối xương với xương)
  • Tổn thương gân (phần tạo kết nối giữa cơ và xương)
  • Tổn thương các thành phần khác như da, mỡ, bao khớp, và các tổ chức liên kết khác.

Khi phần mềm bị tổn thương, các mạch máu nuôi tổ chức đồng thời cũng bị tổn thương, gây chảy máu, dẫn đến tình trạng đau, phù nề, làm giảm hoặc mất chức năng vận động của chi. Máu chảy tại vị trí tổn thương càng nhiều, tổ chức càng sưng nề, đau càng tăng. Do đó, trong xử lý chấn thương phần mềm cấp tính, mục đích quan trọng là làm giảm chảy máu tại vị trí tổn thương. Nếu chấn thương được xử lý ban đầu đúng cách, triệu chứng sẽ giảm tức thì, tổn thương nhanh chóng hồi phục.

Trong thời gian 48-72 giờ đầu, phải thực hiện được 4 bước nên làm (R.I.C.E) và 4 điều nên tránh (H.A.R.M) (viết tắt 4 chữ đầu của 4 từ Tiếng Anh)

4 Bước nên làm-RICE:

Rest: Nghỉ ngơi ngay sau chấn thương, càng sớm càng tốt để tránh chảy máu, giảm phù nề.  Hạn chế vận động, di chuyển. Tốt nhất là bất động chi bằng bột hoặc nẹp.

chấn thương phần mềm

Chườm đá

Ice: Chườm đá giúp giảm đau, giảm co thắt, giảm sưng nề và giảm chảy máu. Chườm đá mỗi lần 20-30 phút, cách nhau 2-3 giờ. Đá nên bọc trong khăn ẩm, chườm trực tiếp lên vùng bị tổn thương.

chấn thương phần mềm

Băng ép

Compression: Băng ép giúp hạn chế chảy máu và giảm phù nề. Tốt nhất dùng băng thun, băng tại vị trí tổn thương, băng rộng lên phía trên và xuống phía dưới vùng thương tổn.

chấn thương phần mềm

Nghỉ ngơi và kê cao chi

Elevation: Kê cao chi (cao hơn mức tim) nhằm tạo thuận lợi cho máu trở về tim dễ dàng, giúp giảm phù nề, giảm chảy máu. Với chi dưới, kê cao chân ở tư thế nằm, với chi trên, treo tay bằng đai treo tay

4 Điều nên tránh-HARM:

Heat: Chườm nóng sẽ làm tăng chảy máu. Tránh bất kỳ một tác động nhiệt nóng nào vào vùng tổn thương như chườm khăn nóng, rửa vòi nước ấm…

Alcohol: Đắp cồn hoặc rượu cũng tăng chảy máu, tăng phù nề, và làm cho vùng tổn thương lâu hồi phục.

Running: Chạy hay tập luyện trong vòng 72 giờ đầu sẽ làm tổn thương tiến triển nặng hơn.

Massage: Xoa bóp sẽ làm tăng chảy máu, tăng phù nề và làm tổn thương nặng lên. Tránh xoa bóp ít nhất trong 72 giờ đầu sau chấn thương.

Sau khi chấn thương phần mềm được xử lý ban đầu bằng “4 bước nên làm” và “4 điều nên tránh”, người bệnh nên đến bệnh viện khám càng sớm càng tốt để được bác sĩ chẩn đoán, nhận định mức độ tổn thương phần mềm, từ đó đưa ra phương pháp điều trị đúng đắn, kịp thời, thì vùng chấn thương  mới nhanh hồi phục.

Ths.Bs Dương Đình Toàn

Tin liên quan

  1. Ung thư xương nguyên phát, những điều cần biết

    Ung thư xương nguyên phát hay gặp ở lứa tuổi từ 1-12 tuổi, chiếm 0,2 % trong tất...
  2. Diễn biến mảnh ghép sau mổ tái tạo dây chằng chéo khớp gối và chế độ vận động phù hợp

    Quá trình phục hồi dây chằng chéo khớp gối sau mổ tái tạo phụ thuộc vào nhiều...
  3. CHẤN THƯƠNG VÙNG KHUỶU, CỔ BÀN TAY Ở NHỮNG NGƯỜI CHƠI GOLF, NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH PHÒNG TRÁNH

    Golf được coi là một môn thể thao tốt cho sức khoẻ, tuy nhiên cũng như các môn thể...
  4. VIÊM CƠ, ÁP XE CƠ DO VI KHUẨN

    1. ĐỊNH NGHĨA Viêm cơ nhiễm khuẩn (infectiuos myositis) tổn thương viêm hoặc áp xe...
  5. CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ VIÊM KHỚP NHIỄM KHUẨN

    1. ĐẠI CƯƠNG Viêm khớp nhiễm khuẩn (septic arthritis) hay viêm khớp sinh mủ (pyogenic...
  6. VIÊM MÀNG HOẠT DỊCH KHỚP HÁNG THOÁNG QUA Ở TRẺ EM

    Nếu trẻ có các biểu hiện bất thường như đau khớp háng một bên, dáng đi tập...
  7. BỆNH ĐÔNG CỨNG KHỚP VAI

    Đau khớp vai, sau đó khớp vai cứng dần, không thể đưa tay lên miệng, chải đầu,...
  8. VIÊM CÂN GAN CHÂN VÀ GAI XƯƠNG GÓT

    Viêm cân gan chân là nguyên nhân thường gặp nhất gây đau vùng gót chân. Tại Mỹ,...
  9. ĐIỀU TRỊ BẢO TỒN GÃY XƯƠNG GÓT

    I. ĐẠI CƯƠNG Gãy xương gót gặp khoảng 2% trong số các loại gãy xương nói chung...