Đặt lịch khám tại Bệnh viện Việt Đức qua Hotline: 0978717789.   Tư vấn: toanddd@gmail.com
  • tai-thu-vien

    Cập nhật kiến thức Cập nhật thông tin - Tư vấn giải đáp - Trao đổi kinh nghiệm

  • Cập nhật kiến thức 2-1

    Cập nhật kiến thức Cập nhật thông tin - Tư vấn giải đáp - Trao đổi kinh nghiệm

  • Cập nhật kiến thức 3-1

    Cập nhật kiến thức Cập nhật thông tin - Tư vấn giải đáp - Trao đổi kinh nghiệm

  • phau-thuat-chinh-hinh

    Phẫu thuật chỉnh hình Cập nhật thông tin - Tư vấn giải đáp - Trao đổi kinh nghiệm

  • phau-thuat-khop-goi

    Phẫu thuật nội soi khớp gối Cập nhật thông tin - Tư vấn giải đáp - Trao đổi kinh nghiệm

  • Nội soi khớp gối 3

    Phẫu thuật nội soi khớp gối Cập nhật thông tin - Tư vấn giải đáp - Trao đổi kinh nghiệm

  • thay-khop-goi1

    Phẫu thuật thay khớp gối Cập nhật thông tin - Tư vấn giải đáp - Trao đổi kinh nghiệm

  • thay-khop-goi2

    Phẫu thuật thay khớp gối Cập nhật thông tin - Tư vấn giải đáp - Trao đổi kinh nghiệm

  • thay-khop-hang

    Phẫu thuật thay khớp háng Cập nhật thông tin - Tư vấn giải đáp - Trao đổi kinh nghiệm

  • quan-he-quoc-te1

    Quan hệ quốc tế Cập nhật thông tin - Tư vấn giải đáp - Trao đổi kinh nghiệm

  • quan-he-quoc-te2

    Quan hệ quốc tế Cập nhật thông tin - Tư vấn giải đáp - Trao đổi kinh nghiệm

  • Quan hệ quốc tế 1-1

    Quan hệ quốc tế Cập nhật thông tin - Tư vấn giải đáp - Trao đổi kinh nghiệm

  • Quan hệ quốc tế 2-1

    Quan hệ quốc tế Cập nhật thông tin - Tư vấn giải đáp - Trao đổi kinh nghiệm

  • chat-luong-cuoc-song

    Người có sức khỏe, có hy vọng, và người có hy vọng, có tất cả mọi thứ.
    He who has health, has hope, and he who has hope, has everything.

NHỮNG BÀI TẬP KHỚP GỐI ĐƠN GIẢN VÀ NHỮNG LƯU Ý TRƯỚC KHI MỔ TÁI TẠO DÂY CHẰNG CHÉO TRƯỚC

Một trong những biến chứng thường gặp nhất sau mổ tái tạo dây chằng chéo trước khớp gối là hạn chế gấp và/hoặc duỗi khớp gối, đặc biệt là hạn chế duỗi. Biến chứng này mặc dù không nguy hiểm nhưng ảnh hưởng lớn đến dáng đi, tính thẩm mỹ và đôi khi ảnh hưởng đến chức năng chi. Gối duỗi không hết tạo nên dáng đi tập tễnh sau mổ, mất cân đối, yếu cơ tứ đầu và đau mặt trước khớp gối. Các nghiên cứu đều chỉ ra rằng, tình trạng khớp gối trước mổ ảnh hưởng rõ rệt đến biên độ vận động khớp gối sau mổ. Theo đó, khớp gối trước mổ càng sưng nề, càng hạn chế biên độ vận động thì sau mổ kết quả càng kém, biên độ vận động khớp gối càng hạn chế. Thời điểm nào nên mổ sau chấn thương không quan trọng bằng tình trạng khớp gối trước khi mổ như thế nào. Vì vậy người bệnh cần nắm được một số nguyên tắc sau đây trước khi quyết định mổ tái tạo dây chằng chéo trước khớp gối.

  • Điều trị làm giảm hoặc hết tình trạng sưng nề khớp gối
  • Tập luyện để lấy lại biên độ vận động bình thường của khớp gối (gấp và duỗi gối)
  • Tập để tăng cường sức mạnh cho khối cơ vùng đùi, cẳng chân
  • Tìm hiểu thông tin và chuẩn bị tinh thần tốt, cũng như sắp xếp thời gian phù hợp để có thời gian tập luyện sau mổ

Điều trị chống phù nề khớp gối

  • Bất động gối. Ngay sau chấn thương, khớp gối đang bị tổn thương cấp tính, máu chảy trong khớp, phần mềm xung quanh gối đụng dập, gối sưng đau, cần phải được bất động bằng nẹp hoặc bột trong thời gian tối thiểu 3 tuần. Không nên bất động quá lâu dễ gây teo cơ, cứng khớp. Trong thời gian bất động nên đi lại có tỳ đè chân để tăng sức mạnh cho cơ. Chỉ dùng nạng khi cần thiết
  • Chườm đá. Nếu bất động bằng nẹp, hàng ngày mở nẹp, chườm đá lên khớp gối ngày 4-6 lần, mỗi lần 20 phút
  • Thuốc. dùng thuốc giảm đau chống viêm không steroid, thuốc chống phù nề trong vòng 7-10 ngày. Lưu ý, chỉ dùng thuốc theo đơn bác sỹ.

Tâp luyện

Trong thời gian mang nẹp hoặc bó bột để bất động gối, bệnh nhân có thể thực hiện các bài tập như sau:

  • Đi lại trên bột hoặc nẹp có tỳ chân, hạn chế dùng nạng
  • Nằm ngửa trên giường, nâng chân lên khỏi mặt giường 20-30cm, giữ trong 5 giây, lặp lại ngày 20-30 lần.
  • Tập gấp duỗi khớp cổ chân nhiều nhất có thể

Sau khi tháo nẹp hoặc bột (3 tuần). Tập luyện để lấy lại biên độ khớp gối càng sớm càng tốt, đồng thời tăng cường sức mạnh cho cơ

Tập duỗi hết gối bằng các bài tập sau đây

  • Tập duỗi gối thụ động: Người bệnh ngồi trên ghế và đặt gót chân lên một ghế khác,  hoặc nằm ngửa trên giường kê gối nâng cao gót, thả lỏng cơ đùi, để cho gối duỗi thẳng dần bằng trọng lượng của chân, cho đến khi gối duỗi tối đa. Ngày tập 3-4 lần, mỗi lần 10-15 phút (Hình 1). Tương tự với tư thế nằm sấp (Hình 2)
dây chằng chéo

Hình 1

Dây chằng chéo

Hình 2

  • Tập duỗi gối chủ động: bằng trọng lượng của chân, nếu làm như trên gối vẫn không duỗi hết thi dùng tay hoặc chân đối diện ấn nhẹ với lực tăng dần cho đến khi gối duỗi hết

Tập gấp gối

  • Tập gấp gối thụ động: ngồi trên ghế hoặc nẳm trên giường, thả lỏng chân xuống nền nhà, gối sẽ gấp dần nhờ trọng lượng của chân (Hình 3). Trượt chân trên tường (tăng thêm biên độ gấp gối): nằm ngửa đặt chân lên tường, từ từ hạ chân xuống sao cho gối gấp dần (Hình 4)
dây chằng chéo

Hình 3

dây chằng chéo

Hình 4

  • Gấp gối chủ động: kéo gót chân về phía mông, gấp gối và giữ vị trí này trong 5 giây, sau đó duỗi thẳng gối từ từ (Hình 5). Tương tự, bằng cách dùng hai tay kéo cẳng chân về phía đùi, cứ như thế gấp gối  từ từ  tăng dần (Hình 6)
dây chằng chéo

Hình 5

dây chằng chéo

Hình 6

Tập để tăng cường sức mạnh cho cơ. Khi gối gấp 100 độ thì các cơ đùi bắt đầu hoạt động tăng sức căng

  • Đạp xe đạp tại chỗ. Đạp xe tại chỗ ngày 2 lần, mỗi lần 10-20 phút vừa tăng độ rắn chắc cho cơ, vừa giữ được biên độ khớp gối
dây chằngc chéo

Hình 7

  • Bơi là bài tập tổng hợp rất tốt, vừa tăng sức mạnh cho cơ bắp vừa lấy lại được biên độ khớp gối.

Tìm hiểu thông tin. Các thông tin người bệnh cần tìm hiểu trước khi mổ:

  • Thời gian nằm viện
  • Thời gian tập luyện và thời quay trở lại công việc thường ngày
  • Thời gian có thể chơi lại thể thao
  • Phương pháp, kỹ thuật nào được áp dụng. Đây là kiến thức thuộc chuyên môn sâu, người bệnh không nhất thiết phải tìm hiểu chi tiết, tuy nhiên nếu cần, người bệnh có quyền được phẫu thuật viên thông tin đầy đủ, chi tiết trước mổ về ưu nhược điểm của từng kỹ thuật, từng phương pháp.

 TS.BS Dương ĐÌnh Toàn

Tin liên quan

  1. CHẤN THƯƠNG VÙNG KHUỶU, CỔ BÀN TAY Ở NHỮNG NGƯỜI CHƠI GOLF, NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH PHÒNG TRÁNH

    Golf được coi là một môn thể thao tốt cho sức khoẻ, tuy nhiên cũng như các môn thể...
  2. VIÊM CÂN GAN CHÂN VÀ GAI XƯƠNG GÓT

    Viêm cân gan chân là nguyên nhân thường gặp nhất gây đau vùng gót chân. Tại Mỹ,...
  3. Bệnh viêm khớp dạng thấp

     1. ĐẠI CƯƠNG Viêm khớp dạng thấp (Rheumatoid Arthritis - RA) là một bệnh lý khớp...
  4. Giày cao gót gây hại cho sức khỏe phái đẹp như thế nào?

    (GDVN) - Những đôi giày quyến rũ giúp phụ nữ xinh đẹp hơn, nhưng liệu bạn có biết...
  5. 9 quan niệm sai lầm ngớ ngẩn về HIV

    (GDVN) - HIV là căn bệnh sợ hãi đối với tất cả mọi người. Bởi nó không có...
  6. Nguy hại khó lường, không thể ngờ khi ngoáy tai thường xuyên

    (GDVN) - Bạn sẽ ngay lập tức từ bỏ thói quen ngoáy tai khi biết được việc làm...
  7. 12 thói quen khiến phụ nữ nhanh chóng thành bà lão

    (GDVN) - Không thể giữ tuổi trẻ kéo dài nhưng bạn có thể ngăn chặn tình trạng...
  8. Những sai lầm khi ăn sáng cần loại bỏ ngay lập tức

    (GDVN) - Bữa ăn sáng là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày. Tuy nhiên, ăn vội vàng...